Xây nhà lắp ghép có cần phải xin giấy phép không?

Xây nhà lắp ghép có cần phải xin giấy phép không?

1. Thế nào là nhà lắp ghép?

 

Nhiều người cho rằng, nhà lắp ghép chỉ để ở tạm vì không chắc chắn, không an toàn nếu ở lâu dài. Tuy nhiên, nhà lắp ghép có những ưu điểm là thời gian thi công nhanh, tiết kiệm chi phí, tính thẩm mĩ độc đáo. Với sự phát triển của công nghệ hiện nay trong ngành xây dựng, nhà lắp ghép ngày càng được nhiều người quan tâm lựa chọn và đảm bảo tính vững chắc, an toàn khi sử dụng.

 

 

Nhà lắp ghép là loại nhà được lắp ráp bằng các vật liệu nhẹ như: Gỗ, gạch, bê tông nhẹ với khung thép nhẹ theo thiết kế mà vẫn đảm bảo có đầy đủ trần, tường, mái, sàn, cột và công năng sử dụng, sinh hoạt như một ngôi nhà bình thường. Ngoài ra, tùy vào chất lượng vật liệu và nhu cầu của người sử dụng, nhà lắp ghép còn có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.

 

2. Xây nhà lắp ghép có cần xin giấy phép không?


Trước khi xây dựng công trình nhà ở hay với bất cứ công trình nào khác, vấn đề thường được quan tâm trước tiên là có cần phải xin giấy phép xây dựng đối với công trình đó hay không?

 

Như vậy, đối với công trình lắp ghép pháp luật quy định vẫn cần phải có giấy phép xây dựng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 30 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng 2020, gồm:

 

1. Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng khẩn cấp.

 

2. Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng.

 

3. Công trình xây dựng tạm.

 

4. Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

Trong đó nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường.

 

 

5. Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo, công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ.

 

6. Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

 

7. Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật này.

 

8. Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

 

 

9. Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

 

Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng (trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa).

 

10. Chủ đầu tư xây dựng công trình quy định tại các mục 2, 5, 7, 8, 9 trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm i khoản này có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.

 

Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên, khi xây nhà ghép không cần phải xin giấy phép xây dựng.

 

Ví dụ, trường hợp xây dựng nhà ghép để kinh doanh dịch vụ homestay không thuộc một trong các trường hợp được miễn Giấy phép, do đó cần phải xin Giấy phép xây dựng trước khi xây nhà ghép.

PHƯƠNG NAM INTELLIGENT

Địa chỉ    : 41/2B Ấp 5, Xã Đông Thạnh, Huyện Hóc Môn, TP.HCM
MST        :  0317577565
Hotline    : 0921.817.186 (Mrs Mai)
Mail         : congtyphuongnam201001@gmail.com
Website  :  nhalapghepphuongnam.com

Nhà lắp ghép Phương Nam
YOUTUBE